Giảm nghèo bền vững gắn với từng địa chỉ, hộ gia đình
Cập nhật 09/09/2022

“Giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo (HNCN) là điều kiện, yếu tố quan trọng để đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững (GNBV) tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, để đạt được mục tiêu GNBV, các chính sách, giải pháp đang được triển khai với phương châm giảm nghèo theo địa chỉ, xây dựng phương án thoát nghèo cho từng hộ nghèo, giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo việc làm, nâng cao thu nhập...

Thực trạng hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh hiện nay như thế nào, thưa ông?

Thực tế là tỷ lệ HNCN trên địa bàn tỉnh vẫn còn cao; công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững. Riêng huyện A Lưới là 1 trong 74 huyện nghèo Quốc gia. Kết quả rà soát hộ nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy, toàn tỉnh có 9.703 hộ nghèo (tỷ lệ 2,99%); tổng số hộ cận nghèo là 12.104 hộ (tỷ lệ 3,73%). Tuy nhiên, nếu tính theo tiêu chí quy định tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP về chuẩn nghèo, cận nghèo giai đoạn 2021 - 2025 thì kết quả điều tra còn cao hơn. Cụ thể, có 16.008 hộ nghèo (50.666 khẩu), tỷ lệ 4,93% ; 12.816 hộ cận nghèo (41.087 khẩu), tỷ lệ 3,95%; có 4.624 nhà tạm cần phải xóa.

Thưa ông, Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy về GNBV đã đặt mục tiêu và lộ trình  giảm tỷ lệ HNCN trên địa bàn tỉnh như thế nào?

Đây là một trong những nghị quyết quan trọng để tập trung mọi nguồn lực, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội; đồng thời, của các hộ nghèo với mục tiêu là phấn đấu giảm t lệ hộ nghèo toàn tỉnh đến năm cuối năm 2024 còn 2,2% và đến cuối năm 2025 còn 1,84%; cuối năm 2023, huyện A Lưới đủ điều kiện thoát ra khỏi 1 trong 74 huyện nghèo Quốc gia.

Đến nay, Nam Đông, Phú Lộc đã huy động 10 tỷ đồng (mỗi địa phương 5 tỷ đồng), A Lưới 10 tỷ đồng để xóa toàn bộ nhà tạm trên địa bàn các địa phương. 6 tháng đầu năm 2022, các địa phương đã tập trung huy động mọi nguồn lực từ doanh nghiệp, đoàn thể, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội để thực hiện công tác hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo. Qua đó, đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 58 ngôi nhà cho hộ nghèo với kinh phí trên 2,280 tỷ đồng.

Thực tế từ những chuyến kiểm tra, làm việc ở cơ sở về GNBV, điều ông băn khoăn nhất là gì?

Nhiều vấn đề băn khăn, trăn trở. Tuy nhiên, điều mà tôi cũng như Ban Chỉ đạo  GNBV tỉnh băn khoăn nhất là, làm sao để giảm tỷ lệ HNCN xuống mức thấp nhất, nhưng phải thực sự bền vững, tránh tình trạng tái nghèo trở lại.

Nhiều giải pháp được Ban Chỉ đạo GNBV từ tỉnh đến cơ sở đặt ra, nhưng một trong những yếu tố quan trọng là, ý thức của người dân trong nỗ lực cố gắng vươn lên để giảm nghèo phải được thay đổi. Thay đổi cả trong nhận thức lẫn hành động, tránh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước. 

Giảm nghèo theo từng địa chỉ cụ thể và gắn trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên cho thấy những hiệu quả, ông có thể nói rõ hơn vấn đề này?

Bản chất của hình thức này là lấy hộ nghèo làm trung tâm. Từng cấp cơ sở phải rà soát đặc điểm, nhu cầu, phương án sinh kế của từng hộ nghèo để xây dựng kế hoạch giảm nghèo cụ thể đến từng hộ. Kế hoạch, giải pháp phải xuất phát từ phương án sinh kế của từng hộ, tổng hợp thành một số mô hình sinh kế (cây con, ngành nghề, dịch vụ) để xây dựng dự án hợp tác phát triển sản xuất... 

Muốn vậy, lãnh đạo các địa phương phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, năng động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các chương trình giảm nghèotổ chức tổng kết, đánh giá kết quả công tác giảm nghèo để đưa ra các giải pháp cụ thể, chỉ tiêu giảm nghèo cụ thể cho giai đoạn 2022 - 2025tập trung giảm nghèo cho 11.103 hộ nghèo. Đối với huyện A Lưới, phấn đấu đến cuối năm 2023 giảm tỷ lệ tuyệt đối để đạt tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 28%. Rà soát lại, để phân bổ thêm chỉ tiêu giảm nghèo cho TP. Huế; xây dựng 16.008 phương án thoát nghèo cho từng hộ nghèo. 

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp  Phát triển nông thôn rà soát, đánh giá nhu cầu việc làm, sinh kế của người dân để hỗ trợ; Sở Xây dựng tiến hành xây dựng hồ sơ xóa nhà tạm cho 3.095 hộ gia đình; Sở Thông tin và Truyền thông đã xây dựng báo cáo số về hộ nghèo, hộ cận nghèo rất cụ thể…

Với những hộ nghèo không có khả năng để xóa nghèo, cần có những giải pháp gì thưa ông?

Toàn tỉnh có 4.903 hộ nghèo không có khả năng lao động (hộ thuộc diện bảo trợ xã hội) và 487 hộ nghèo có công với cách mạng. Trên cơ sở đó, phân công các cơ quan, đoàn thể hỗ trợ, giúp đỡ cụ thể. Hình thành mạng lưới địa chỉ nhân đạo của hội chữ thập đỏ để huy động, điều phối nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Tỉnh sẽ tổ chức các hội nghị để bàn các giải pháp triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhấtĐối với các thành viên hộ nghèo khi đến độ tuổi lao động hoặc những đối tượng tàn tật cần có phương án đào tạo nghề phù hợp để tạo thu nhập. 

Ngoài khó khăn cụ thể của từng hộ nghèo, còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại của người dân trong vươn lên thoát nghèo

Tình trạng trông chờ, ỷ lại của người dân vẫn còn xảy ra ở các địa phương, cần phải sớm khắc phục. Đội ngũ cán bộ, lãnh đạo ở các địa phương phải nắm chắc vấn đề, từng cá nhân hộ gia đình để tăng cường quản lý xã hội, đề ra các giải pháp, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo

Việc xây dựng tiêu chí giảm nghèo phải đi từ cơ sở để có cái nhìn khách quan từ địa phương; từ đó, phân công trực tiếp cán bộ xã, phường hỗ trợ cho người dân trong công tác giảm nghèo. Các đơn vị phải sáng tạo hơn trong thực hiện các mô hình giảm nghèo; mỗi xã, phường xây dựng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp với thực tiễn để nâng cao nhận thức của người dân, thay đổi tư duy ỷ lại, từng bước thoát nghèo bền vững. 

Liệu rằng, từ nay đến năm 2025, mục tiêu giảm tỷ lệ HNCN để đáp ứng điều kiện đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương có khả thi?

Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. 

Ngoài thực hiện các chính sách giảm nghèo đặc thù của tỉnh, giai đoạn 2021-2025, phải tận dụng triệt để các chính sách hỗ trợ đóng Bảo hiểm Y tế cho thành viên thuộc hộ cận nghèo; chính sách xoá nghèo cho hộ nghèo có thành viên đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc đối tượng bảo trợ xã hội; phân công các sở, ban, ngành, đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh hỗ trợ xoá nghèo theo địa chỉ cho các hộ gia đình nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao; chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững; chính sách xoá nhà tạm cho hộ nghèo; chính sách ưu đãi lãi suất vay vốn và bổ sung ngân sáchphát động cuộc vận động "Dòng họ không có hộ nghèo"...

Giao trách nhiệm cho Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách đóng vai trò rất quan trọng. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp với huyện A Lưới và một số doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ người lao động học nghề, tìm kiếm việc làmUBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh năm 2022; phối hợp với các sở, ngành tham mưu kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện…

Mỗi cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị - xã hội phải xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo cụ thể đối với từng hộ nghèo, phù hợp với tình hình thực tiễn, đúng trọng tâm, trọng điểm. Phải xem đây là nhiệm vụ chính trị để đưa vào tiêu chí bình bầu, bình xét thi đua hằng năm. Ngoài ra, cũng nên có chế độ khen thưởng đối với các xã làm tốt công tác giảm nghèo theo từng mức giảm nghèo cụ thể. Kỳ vọng, với những giải pháp cụ thể, sẽ thực hiện thành công GNBV trên địa bàn toàn tỉnh.

Xin cảm ơn ông!

Theo tinhuytthue.vn
Tin liên quan
Xem tin theo ngày